Tầm quan trọng của vật liệu trong thiết kế văn phòng làm việc 

Gỗ công nghiệp, Laminate, kính cường lực… là những vật liệu được sử dụng phổ biến trong thiết kế văn phòng làm việc. Bên cạnh sự tiện dụng và yếu tố trang trí, vật liệu còn là một phần văn hóa của doanh nghiệp; có ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe thể chất và tinh thần người lao động. Tầm quan trọng của vật liệu trong thiết kế văn phòng làm việc sẽ được Nội thất Tây Hồ đề cập chi tiết hơn trong bài viết dưới đây. 

Vật liệu trong thiết kế văn phòng gồm những gì?

Kính cường lực 

Kính cường lực là một trong những vật liệu phổ biến trong thiết kế không gian làm việc. Cụ thể ở cửa sổ, cửa đi, vách ngăn văn phòng, cửa phòng họp, cửa phòng lãnh đạo… Kính có tác dụng cách âm, cách nhiệt các khu vực với nhau. Nhưng vẫn đảm bảo độ thông thoáng, tăng hiệu quả lấy sáng và kết nối giữa các không gian. 

kinh-cuong-luc-van-phong

Gỗ công nghiệp MFC, MDF 

Gỗ công nghiệp MFC, MDF là sự lựa chọn ưu tiên trong sản xuất các đồ dùng nội thất ở văn phòng như. Ván ép, ván sợi từ các nhà sản xuất uy tín đã được kiểm định hàm lượng formandehit. Đảm bảo ở mức độ an toàn, không phát thải làm ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Mặt khác, các vật liệu cũng có độ bền cao, tiết kiệm chi phí đầu tư. 

So sánh MDF và MFC chi tiết nhất 

Gỗ veneer 

Gỗ veneer thân thiện với môi trường, có thể tái chế so với vật liệu khác. Sản phẩm có tính thẩm mỹ cao, bền bỉ. Lớp váng lạng từ gỗ tự nhiên mang đến vẻ đẹp sang trọng cho các món đồ nội thất. Gỗ veneer thường được ứng dụng sản xuất nội thất trong phòng lãnh đạo, phòng họp, phòng tiếp khách. 

Vật liệu Laminate, Melamine

Laminate, Melamine là các tấm phủ bề mặt gỗ công nghiệp MFC, MDF, HDF. Sản phẩm có hàng nghìn mẫu mã, màu sắc khác nhau. Bề mặt sản xuất chất lượng cao, dễ lau chùi vệ sinh, không chứa chất độc hại. Laminate, Melamine được ứng dụng trong sản xuất nội thất phòng làm việc; trang trí tường; lát sàn (laminate flooring).

Melamine và laminate khác nhau như thế nào? 

vat-lieu-trong-thiet-ke-van-phong-2

Vật liệu lát sàn 

Gạch men, gạch bông, gạch sứ, sàn gỗ… là những vật liệu được ứng dụng phổ biến trong lát sàn văn phòng. Các văn phòng thiết kế theo phong cách công nghiệp còn sử dụng sàn bê tông. 

Tầm quan trọng của vật liệu trong thiết kế văn phòng làm việc 

Vật liệu không chỉ tạo nên diện mạo của nơi làm việc. Mà nó còn là những yếu tố quan trọng ảnh hưởng tới tâm trạng, sức khỏe và năng suất làm việc cho nhân viên văn phòng. Vì vậy, lựa chọn vật liệu không chỉ dựa vào chi phí, thẩm mỹ, khả năng bảo trì… Mà còn cả ở văn hóa doanh nghiệp và sức khỏe người lao động. 

Vật liệu với văn hóa doanh nghiệp

Cách sử dụng vật liệu sẽ góp phần thể hiện giá trị của văn hóa doanh nghiệp. Ví dụ nhiều doanh nghiệp đã hướng tới các vật liệu xanh, có tính bền vững và an toàn. Điều này giúp cho không gian làm việc trở nên thân thiện hơn. Đồng thời như một lời nhắc nhở thường xuyên về tầm nhìn và cam kết sứ mệnh của họ trước người lao động; tạo ấn tượng với đối tác, khách hàng, hướng tới hợp tác lâu dài. 

Bên cạnh đó, các doanh cũng có thể sử dụng màu sắc vật liệu tạo nên cá tính riêng. Mang lại sự thiện cảm đối với khách hàng khi bước vào. Từ đó, tăng khả năng hợp tác, kích thích việc mua sắm của khách. Đây là yếu tố quan trọng quyết định đến sự phát triển của doanh nghiệp.

vat-lieu-voi-van-hoa-doanh-nghiep

Vật liệu với âm thanh trong văn phòng 

Tiếng ồn là vấn đề lớn của các văn phòng làm việc. Đặc biệt ở các mô hình văn phòng không gian mở, co-working. Càng có nhiều nhân viên làm việc trong một không gian, văn phòng sẽ càng ồn ào hơn.

Lúc này, các vật liệu cách âm, hấp thụ âm thanh tốt có thể được ứng dụng. Mục đích để giảm bớt các tác động tiêu cực của âm thanh tới môi trường làm việc. Ví dụ như: bộ bàn ghế sofa vải, thảm, đệm… Vật liệu tiêu âm trang trí tường, trần… 

Bằng cách này, vật liệu không chỉ đáp ứng nhu cầu sử dụng. Chúng còn có thể làm giảm tiếng ồn một cách hiệu quả. Giúp nhân viên tập trung làm việc mà không bị phân tâm. 

vat-lieu-trong-thiet-ke-van-phong

Vật liệu với sức khỏe của mọi người 

Các vật liệu sử dụng trong thiết kế văn phòng đều có ảnh hưởng tới sức khỏe (tích cực hoặc tiêu cực) cho người lao động. Ví dụ một số nội thất làm từ gỗ công nghiệp giả, không rõ nguồn gốc xuất xứ, chứa hàm lượng formandehit vượt quá mức quy định. Lượng phát thải fomandehit quá nhiều sẽ gây ra các rối loạn về đường hô hấp, kích ứng da, mặt, mũi cho người tiếp xúc.

Trong khi vật liệu xanh như gỗ, nứa, vật liệu ưa thích sinh học lại có tác động tích cực đến sức khỏe thể chất và tinh thần con người.

vat-lieu-voi-con-nguoi

Kết luận 

Vật liệu có vai trò quan trọng trong thiết kế nội thất văn phòng. Cũng giống như trong kiến ​​trúc, việc lựa chọn vật liệu phù hợp là rất quan trọng. Mục đích để tạo ra một ng trình có độ bền cao nhưng cũng đáp ứng được mục đích thiết kế của nó. 

Sử dụng vật liệu phù hợp cũng là chìa khóa quan trọng để tạo nên bầu không khí làm việc thoải mái, năng lượng và bền vững. Nếu bạn đang/sắp có ý định thiết kế, cải tạo lại không gian văn phòng làm việc? Đừng quên liên hệ với Nội thất Tây Hồ. Các nhà thiết kế nội thất của chúng tôi sẽ tư vấn giúp chủ doanh nghiệp lựa chọn phương án phù hợp nhất, tối ưu chi phí. 

Nhận tư vấn ngay