MỤC LỤC
MDF và MFC đều là ván gỗ công nghiệp được sản xuất từ thành phần chính là gỗ tự nhiên; ứng dụng phổ biến trong sản xuất nội thất. Tuy nhiên, mỗi vật liệu lại có những đặc điểm, đặc tính riêng biệt. Vậy loại nào tốt hơn? Giá thành của loại nào đắt hơn? Ứng dụng cụ thể trong thực tế của mỗi loại gỗ công nghiệp là như thế nào? So sánh MDF và MFC chi tiết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu hơn về 2 loại vật liệu trước khi lựa chọn.
Gỗ MDF và MFC là gì?
Gỗ công nghiệp ra đời là bước tiến mới của ngành sản xuất nội thất trước bối cảnh khan hiếm gỗ tự nhiên. Gỗ công nghiệp có nhiều loại, bao gồm: MFC, MDF, HDF, Plywood. Nhưng theo thống kê, có đến 80% đồ dùng nội thất trên thị trường hiện này được sản xuất bởi MDF và MFC. Đây là 2 vật liệu phổ biến hơn cả, giá thành phải chăng, kết cấu tương đối ổn định.
Ưu điểm chung của MDF và MFC là thân thiện với muôi trường. Lượng phát thải formaldehyde được các nhà sản xuất đặt ở mức thấp hơn so với tiêu chuẩn. Đảm bảo an toàn cho các gia đình khi sử dụng hàng ngày.
Vậy gỗ MDf và MFC là gì?
Gỗ MFC là gì?
MFC (Melamine Faced Chipboard) là ván dăm phủ bề mặt Melamine. Vật liệu được sản xuất từ các loại gỗ phổ biến như: Bạch đằng, keo, cao su… Nguyên liệu băm nhỏ tạo thành dăm, liên kết với giấy tẩm nhựa Melamine.
Ván MFC đa dạng về màu sắc, khả năng chống chầy xước tốt, tăng tính thẩm mỹ cho bề mặt. Ngoài ra, lớp melamine giúp chống thấm nước tương đối.
Hiện nay, công nghệ sản xuất MFC đã có những bước tiến vượt bậc, cho độ bền cao. Vật liệu này có sẵn 2 loại: ván thường và ván chống ẩm. Chính vì thế, vậy liệu này được ứng dụng phổ biến khi làm nội thất gia đình và văn phòng, trường học. Ưu tiên đặt nội thật gỗ MFC tại nơi khô ráo, thông thoáng, không tiếp xúc trực tiếp với nước.
Gỗ MDF là gì?
MDF (Medium density fiberboard) là ván gỗ sợi có mật độ trung bình. Nó được tạo thành từ các sợi gỗ tự nhiên kết hợp với sắp và chất kết dính bằng nhựa, trải qua quá trình ép với nhiệt độ và áp suất cao.
Gỗ công nghiệp Medium density fiberboard có 2 loại: lõi thường và lõi xanh chống ẩm. Vật liệu có độ bền cao, được ứng dụng phổ biến trong sản xuất: giường, tủ quần áo, tủ bếp, bàn ăn, bàn ghế văn phòng…
Gỗ công nghiệp MDF khác MFC như thế nào? So sánh MDF và MFC
Nếu chỉ nhìn thoáng qua ở lớp bề mặt phủ, sẽ khó phân biệt loại loại ván gỗ công nghiệp này. Tuy nhiên, trên thực tế, chúng lại có nhiều điểm khác nhau và dễ nhận diện.
Về quy trình sản xuất
Ván dăm được thống nhất trong một quy trình sản xuất. Trong khi ván sợi có mật độ trung bình lại có 2 lựa chọn: sản xuất theo quy trình khô hoặc ướt. Sản xuất ván sợi phức tạp, đòi hỏi quy trình máy móc hiện đại hơn so với van dăm.
Ván dăm
B1: Băm thân gỗ tạo thành dăm nhỏ
B2: Sấy khô ở nhiệt độ thích hợp
B3: Sàng, phân loại kích thước dăm gỗ
B4: Trộn dăm với chất kết dính
B5: Tạo hình tấm ván gỗ theo thông số, mật độ quy định
B6: Ép sơ bộ
B7: Cắt theo kích thước tiêu chuẩn
B8: Cắt xén cạnh vuông vức
B9: Mài nhẵn bề mặt, hoàn thiện
Ván sợi có mật độ trung bình:
Quy trình khô | Quy trình ướt |
B1: Nghiền thân gỗ thành dạng bột mịn
B2: Trộn với các chất phụ gia trong máy, tạo thành bột sợi B3: Rải bột sợi trên máy, cào thành 2 – 3 lớp theo từng khổ B4: Chuyển các tầng bột qua máy ép nhiệt 2 lần:
B5: Cắt ván, bo viền, cắt thành khổ trên dây chuyền B6: Xử lý nguội, chà nhám, phân loại, hoàn thiện. |
B1: Nghiền thân gỗ thành dạng bột mịn
B2: Phun ướt tạo thành dạng vẩy B3: Vẩy gỗ được cào rải lên mâm ép B4: Ép gia nhiệt sơ bộ, tạo độ dày, hình thành ván sơ B5: Ván sơ được cán hơi nhiệt lần 2, nén chặt, rút nước ra B6: Cắt ván, bo viền, cắt thành khổ trên dây chuyền B7: Xử lý nguội, chà nhám, phân loại, hoàn thiện. |
Về cấu tạo
Ván dăm MFC được cấu tạo từ dăm gỗ tự nhiên liên kết với giấy tẩm nhựa melamine. Nguyên liệu sản xuất chính là bạch đàn, cao su, keo….
Ván sợi MDF cấu tạo từ các sợi gỗ/bột gỗ tự nhiên, kết hợp với sáp và chất kết dính nhựa. Nguyên liệu sản xuất gồm các loại mùn cưa, mảnh gỗ vụn, dăm bào, dăm gỗ, cành cây…
Thông thường nhựa urê-rmaldehydefo biến tính melamine và parafin được thêm vào bột giấy. Tuy nhiên, hàm lượng formaldehyde được các nhà sản xuất uy tín kiểm soát tốt, an toàn, đạt tiêu chuẩn E1. Điều này có nghĩa là 100 gam gỗ thải ra không quá 10 mg formaldehyde, tức là mức cho phép theo quy tắc vệ sinh.
Về tính ổn định
MFC được sản xuất từ các loại thân gỗ dày nên có tính ổn định hơn so với gỗ MDF. Ngoài ra, ván dăm có trọng lượng nhẹ, dễ vận chuyển.
Về khả năng sản xuất thi công
Gõ MDF có bề mặt, các góc cạnh mịn, dễ gia công, dễ phay, tạo hình các góc bo tròn… Do cấu tạo từ bột gỗ nén chặt nên dễ cắt xẻ, không bị vỡ vụn, không nứt hỏng. Bể mặt phủ đa dạng: laminate, melamine, veneer. MDF cho phép phủ sơn bệt lên bề mặt. Độ bền cao hơn 1,8 – 2 lần so với ván dăm. Hấp thụ tiếng ồn và cách âm tốt.


Trong khi đó, ván dăm hạn chế trong việc tạo hình các góc bo tròn bởi vì cạnh ván dăm khi cắt không mịn, phẳng. Độ bền uốn và độ bền va đập thấp hơn ván sợi. Khả năng chống chịu độ ẩm, chịu nước kém hơn. Nhưng vật liệu này có khả năng giữ đinh vít tương đối tốt do đặc điểm cấu tạo.
Về tính an toàn
Trong quá trình sản xuất, MDF có sử dụng formaldehyde – một yếu tố gây ung thư. Khi cắt xẻ và sử dụng, lượng phát thải formaldehyde thoát ra ngoài không khí, ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Các nhà sản xuất uy tín đã khắc phục bằng cách giảm lượng formaldehyde xuống mức tối thiểu.
Ngược lại, ván dăm không sử dụng formaldehyde, an toàn và thân thiện hơn với người dùng.
Cách nhận biết gỗ công nghiệp MDF và MFC trong thực tế
Hai loại gỗ công nghiệp này dễ nhận biết bằng mắt thường. Do MFC sản xuất từ ván dăm nên ở phần cạnh tấm ván sẽ thô, có các vụn gỗ không đồng nhất. Khi cắt, ván dăm dễ bị sứt mẻ, vỡ vụn ở cạnh góc.
Trong khi đó MDF sản xuất từ bột gỗ/ sợi gỗ nghiền mịn. Do đó ở phần cạnh tấm ván thô mịn, đồng nhất, không bị thô ráp. Việc cắt, tạo hình tấm gỗ nguyên khối không bị ảnh hưởng, bề mặt cắt vẫn nhẵn mịn.
Một tấm gỗ có cùng kích thước, ván dăm sẽ nhẹ hơn ván sợi. 1 khối gỗ MFC hoàn thiện năng 160 – 450kg. Trong khi ván sợi nặng tới 600 – 800kg.
Gỗ MDF và MFC loại nào tốt hơn?
Như vậy, gỗ MDF vượt trội hơn MFC về độ bền uốn và độ bền va đập. Khả năng chịu lực của ván sợi cũng tốt hơn, dễ dàng tạo hình, thi công sản xuất. Do đó, MDF được đánh giá tốt hơn MFC.
Gỗ MDF lõi thường và lõi xanh ứng dụng phổ biến trong sản xuất nội thất cầu kỳ, phức tạp; nội thất đặt ở khu vực có độ ẩm cao. Ví dụ như: kệ bếp, tủ bếp, giường, tủ quần áo, tủ đồ, cửa gỗ, kệ tivi, bàn làm việc, bàn ăn, bàn ghế uống nước, quầy bar, sàn gỗ, vách trang trí…

Còn MFC ưu tiên sản xuất nội thất theo khối phẳng, thẳng. Ví dụ như: nội thất trường học, giường tủ, bàn ghế văn phòng, tủ tài liệu, nội thất showroom, cửa hàng…

BTS: 99+ Mẫu thiết kế văn phòng kết hợp showroom đẹp hút mắt
Tuy nhiên, gỗ công nghiệp MDF có sử dụng urê-rmaldehydefo để sản xuất. Nên ít nhiều vẫn sẽ có lượng phát thải formaldehyde. Song, các nhà sản xuất chính hãng như An Cường, Minh Long, Thái Lan hay gỗ nhập từ Malaysia sẽ kiểm soát hàm lượng nghiêm ngặt hơn. Đặc biệt, những sản phẩm gỗ có chứng nhận E1 là an toàn, lượng phát thải formaldehyde không gây lại đến sức khỏe.
Đối với ván dăm MFC, công nghệ sản xuất đã phát triển ở tầm mới. Tính chịu lực và độ bền được trú trọng. Do đó, nội thất được sản xuất từ nguyên liệu này cũng đạt chất lượng tương đối tốt.
Gỗ MDF và MFC cái nào đắt hơn?
So sánh bảng giá gỗ MFC và MDF, MDF sẽ đắt hơn MFC. Bởi vì từ quy trình sản xuất cho đến gia công hoàn thiện và chất lượng, MDF đều có phần vượt trội.
Khách hàng có thể tham khảo bảng giá nguyên liệu thô gỗ công nghiệp An Cường dưới đây:


Trên đây là những so sánh MDF và MFC chi tiết nhất. Thông qua các thông tin trên đây, hi vọng bạn sẽ lựa chọn được vật liệu thích hợp để thi công đồ dùng nội thất đáp ứng nhu cầu sử dụng.
Xưởng nội thất Tây Hồ nhập chính hãng nguyên liệu thô từ nhà sản xuất An Cường, Minh Long, Thái Lan… Gỗ công nghiệp luôn có sẵn tại kho để sản xuất, thi công nội thất phục vụ quý khách hàng.
Gỗ công nghiệp có độc hại không?