MỤC LỤC
- 1 Quy chuẩn thiết kế văn phòng làm việc mới nhất 2022
- 1.1 Tiêu chuẩn về nội thất văn phòng
- 1.2 Tiêu chuẩn thiết kế phòng giám đốc, ban lãnh đạo
- 1.3 Tiêu chuẩn thiết kế khu vực làm việc của nhân viên
- 1.4 Tiêu chuẩn thiết kế phòng họp
- 1.5 Tiêu chuẩn thiết kế quầy lễ tân, sảnh
- 1.6 Tiêu chuẩn thiết kế chiều cao thông thủy văn phòng
- 1.7 Tiêu chuẩn về các khu vực phụ khác
- 1.8 Tiêu chuẩn ánh sáng cho phòng làm việc
- 1.9 Tiêu chuẩn cây xanh
- 1.10 Tiêu chuẩn phong thủy văn phòng làm việc
- 2 Tại sao cần tuân thủ quy chuẩn thiết kế văn phòng?
- 3 Làm thế nào để thiết kế văn phòng đúng quy chuẩn?
- 4 Kết luận
Quy chuẩn thiết kế văn phòng làm việc hiện nay như thế nào? Diện tích từng khu vực công năng và kích thước đồ dùng nội thất văn phòng được bố trí ra sao? Hãy cùng Nội thất Tây Hồ tìm hiểu toàn bộ tiêu chuẩn thiết kế văn phòng mới nhất 2022 trong bài viết này nhé.
Quy chuẩn thiết kế văn phòng làm việc mới nhất 2022
Thiết kế của các khu vực trong văn phòng sẽ được phân bổ tùy vào tổng diện tích sàn hiện có. Việc phân chia công năng đảm bảo yếu tố khoa học, phù hợp, tạo sự thoải mái và tiện lợi cho toàn bộ nhân viên văn phòng.
Tiêu chuẩn về nội thất văn phòng
Nội thất là một phần không thể thiếu trong các văn phòng làm việc. Để đảm bảo tính thẩm mỹ, đáp ứng công năng sử dụng, nội thất và cách bài trí, sắp xếp nên có sự đồng bộ, thống thất.
Bàn làm việc văn phòng:
- Kích thước bàn làm việc không sử dụng máy tính: 1,52mx0,76mx0,75m
- Kích thước bàn làm đặt máy tính cây: 1,82mx0,91mx0,75m
- Chiều rộng của không gian dưới bàn: 0,52m trở lên
- Chiều cao dưới bàn: 0,58m trở lên
Ghế làm việc văn phòng:
Nhân viên văn phòng phải ngồi làm việc từ 8 – 10 tiếng/ngày. Vì thế, ghế yêu cầu phải thoải mái, phù hợp. Chất liệu phổ biến thường là da cao cấp, bọc nỉ hoặc bọc vải, thông thoáng, dễ chịu. Thậm chí ghế ngồi có thể xoay, ngả lưng, nâng/hạ độ cao, thay đổi tư thế ngồi.
Tiêu chuẩn kích thước ghế làm việc văn phòng như sau:
- Chiều cao từ đất đến mặt ngồi: 45 – 48cm
- Chiều cao lưng ghế: 90 – 130cm
- Chiều rộng kích thước ghế ngồi: 45 – 55cm
- Chiều sâu kích thước ghế ngồi: 40 – 50cm
Tủ tài liệu văn phòng:
Tủ tài liệu văn phòng có rất nhiều kiểu dáng, kích thước, chất liệu thiết kế. Kích thước của tủ sẽ tùy thuộc vào không gian đặt để cũng như nhu cầu sử dụng.
- Kích thước tủ tài liệu nhỏ: cao từ 70 – 90cm; rộng từ 38 – 76cm; sâu 40cm.
- Kích thước tủ tài liệu từ 2 – 3 ngăn: cao 1,8 – 2m; rộng 80 – 91cm; sâu 40 – 60cm.
- Kích thước tủ tài liệu lớn 4 – 5 ngăn: cao 2 – 2,2m; rộng 1,6 – 2,4m; sâu khoảng 60cm.
Vách ngăn văn phòng
Nhiều văn phòng bố trí vách ngăn giữa các không gian thay vì xây tường kín mít. Tiêu chuẩn về kích thước khi thiết kế vách ngăn văn phòng là:
- Chiều cao: ~1200mm
- Chiều rộng: 700mm/1200mm/1400mm
- Độ dày: ~4mm
Tiêu chuẩn thiết kế phòng giám đốc, ban lãnh đạo
Diện tích phòng giám đốc khoảng 10m2 – 18,5m2. Phòng ban lãnh đạo cũng có thể rộng 30 – 40m2 đối với doanh nghiệp, tập đoàn. Hoặc không có phòng riêng, chỉ tích hợp chung với khu nhân viên nhân viên đối với văn phòng startup nhỏ.
Tiêu chuẩn thiết kế khu vực làm việc của nhân viên
Tiêu chuẩn chung về diện tích thiết kế văn phòng (m2/người):
- Nhân viên làm full time cần khoảng 4,5 – 6m2/người. Nếu diện tích nhỏ hẹp, tối thiểu cần đảm bảo từ 3 – 4m2/người. Mức tiêu chuẩn lý tưởng là 7 – 10m2/người.
- Nhân viên không thường xuyên ở văn phòng cần khoảng 1,4 – 3m2/người tùy vào tính chất công việc
- Khối phiên dịch, quản lý cần khoảng 3m2/người.
Ngoài ra, các đơn vị cũng có thể áp dụng theo quy chuẩn thể tích văn phòng. Trung bình mỗi người cần khoảng từ 10 – 11m3 không gian làm việc. Trong đó, chiều cao văn phòng là 3m. Vậy mỗi người sẽ cần từ 3,3 – 3,7m2 diện tích làm việc.
Diện tích khu làm việc của nhân viên còn phụ thuộc vào tổng thể mặt bằng để bố trí. Tuy nhiên, dù rộng hay hẹp thì cũng phải đảm bảo đủ không gian để nhân viên trao đổi tài liệu, công việc, đi lại, an toàn trong sử dụng thiết bị và tính thẩm mỹ.
Tiêu chuẩn thiết kế phòng họp
Theo TCVN 4601:2012 – yêu cầu thiết kế công sở cơ quan hành chính nhà nước, phòng họp nhỏ có diện tích tối thiểu là 20m2; phòng họp vừa và lớn có diện tích tối thiểu là 40m2.
Đối với phòng họp có bàn, diện tích đảm bảo 1,8m2/người. Đối với phòng họp không có bàn, diện tích đảm bảo 0,8m2/người.
phòng hội nghị có diện tích từ 9 – 12m2. Trong phòng được trang bị đầy đủ màn hình máy chiếu, thiết bị nghe nhìn đảm bảo công tác làm việc, trao đổi.
Các đơn vị có thể tham khảo tiêu chuẩn diện tích phòng họp ở bảng dưới đây:
Số lượng người | Tiêu chuẩn diện tích (m2) |
4 | 7,5 – 8 |
8 | 15 |
12 | 20 |
20 | 40 |
100 | 80 – 100 |
Tiêu chuẩn thiết kế quầy lễ tân, sảnh
Quầy lễ tân là nơi đón tiếp khách hàng, là bộ mặt của công ty. Khu vực này cũng chiếm một diện tích tương đối lớn. Trung bình khoảng từ 10 – 20m2 tùy vào tổng thể quy mô. Quầy lễ tân cần thể hiện được yếu tố thương hiệu, tạo ấn tượng cho khách hàng, đối tác.
Tiêu chuẩn thiết kế chiều cao thông thủy văn phòng
Chiều cao thông thủy tối thiểu được quy định như sau:
Phòng làm việc, phòng tiếp khách, phòng họp | 3m |
Nhà thường trực bảo vệ | 2,7m |
Sảnh, hành lang đi lại | 2,4m |
Nhà vệ sinh, phòng kho, phòng chứa đồ | 2,2m |
Tầng hầm, bán hầm | 2,2m |
Tiêu chuẩn về các khu vực phụ khác
Ngoài những công năng cơ bản như ở trên, trong văn phòng làm việc còn có một số khu vực khác như: Nơi lưu trữ đồ, nhà kho; phòng ăn, khu pantry nhân viên. Theo TCVN 4515, quy chuẩn diện tích thiết kế ở những khu vực này như sau:
Đối với phòng ăn, khu pantry
- Dưới 100 chỗ ngồi: đảm bảo 1,3m2 – 1,4m2/chỗ ngồi
- Từ 100 – dưới 200m2 chỗ ngồi: đảm bảo 1,1m2 – 1,2m2/ chỗ ngồi
- Từ 200 – dưới 300 chỗ ngồi: đảm bảo 1,0m2 – 1,1m2/ chỗ ngồi
- Từ 300 – dưới 500 chỗ ngồi: đảm bảo 0,8m2 – 1,0m2/chỗ ngồi
Tiêu chuẩn thiết kế nhà vệ sinh
Nhà vệ sinh là khu vực phụ nhưng rất quan trọng với văn phòng. Nếu văn phòng nằm trong tòa nhà, chung cư thì sẽ có khu vực vệ sinh riêng được thiết kế tích hợp trong tòa nhà. Với trường hợp còn lại thì nhà vệ sinh cũng cần được tính toán phù hợp, đảm bảo tính thẩm mỹ, nhu cầu sử dụng và cả phong thủy.
Nhà vệ sinh văn phòng có:
- Chiều cao tối thiểu: 2,5m
- Diện tích tối thiểu: 2,5 – 3m2
Bên trong nhà vệ sinh văn phòng trang bị các đồ dùng nội thất gồm: bồn rửa tay, gương, bồn cầu, vòi nước, giấy vệ sinh, thùng rác, xà phòng rửa tay, máy sấy khô tay, sáp thơm…
Tiêu chuẩn ánh sáng cho phòng làm việc
Cường độ ánh sáng tiêu chuẩn trong thiết kế phòng làm việc là từ 300 – 500 lux. Với khu pantry hoặc nơi nghỉ ngơi thì chỉ cần ánh sáng khoảng 200 lux. Văn phòng ưu tiên tận dụng ánh sáng tự nhiên để mang đến sự thoải mái. Đồng thời giảm bớt căng thẳng thị giác khi thường xuyên làm việc với máy vi tính.
Tuy nhiên, khi thiết kế, cần tính toán độ rọi, cường độ của ánh sáng tự nhiên vào các thời điểm. Nếu hướng của văn phòng đón ánh nắng mặt trời, cần lắp thêm rèm che để giảm độ rọi của ánh sáng, tia cực tím vào buổi trưa.
Với ánh sáng nhân tạo, văn phòng ưu tiên lắp đặt đèn huỳnh quang T8-36W, dài màu gần với ánh sáng tự nhiên. Bố trí hệ thống đèn cần tính toán để hạn chế lóa mắt, cung cấp cường độ ánh sáng tốt nhất cho nhân viên văn phòng. Mật độ đèn có công suất tiêu thụ dưới 10W/m2.
Tham khảo thêm về cách bố trí cường độ ánh sáng văn phòng:
Sảnh, quầy lễ tân, phòng chờ | 200lux |
Khu vực nhà bảo vệ | 200lux |
Hành lang, cầu thang | 100lux |
Văn phòng làm việc | 400lux |
Phòng pantry, khu nghỉ ngơi | 150lux |
Nhà kho, kho lạnh | 100lux |
Phòng tập thể dục, tập gym | 300lux |
Tiêu chuẩn cây xanh
Trong các văn phòng hiện đại, cây xanh được xem như một phần tất yếu không thể thiếu khi trang trí, thiết kế. Cây xanh có tác dụng cung cấp oxy, tạo bầu không khí trong lành, thông thoáng, giảm bớt căng thẳng, mệt mỏi. Bên cạnh đó, cây xanh còn giúp trung hòa và đào thải độc tố từ dàn máy tính, thiết bị kỹ thuật số. Tuy nhiên, việc bổ sung cây xanh cũng cần tuân thủ quy chuẩn sau:
- Sử dụng với số lượng vừa phải, không nên lạm dụng quá nhiều xây.
- Ưu tiên các loại cây gọn lá, tán mềm mại, không gai góc, không quá to, chiếm diện tích.
- Chăm sóc cây cảnh, vệ sinh chậu, không để ẩm ướt, tạo điều kiện cho virus, vi khuẩn, ruồi, muỗi sinh sôi, nảy nở.
- Một số cây cảnh phong thủy thích hợp cho văn phòng như: kim ngân, kim tiền, trầu bà, thiết mộc lan, trúc bách hợp…
Tiêu chuẩn phong thủy văn phòng làm việc
Phong thủy là yếu tố không thể không tính đến khi thiết kế văn phòng. Tuy không có quy định thành văn cụ thể nhưng nó ảnh hưởng rất nhiều đến vận sự nghiệp. Bố trí văn phòng làm việc, chủ doanh nghiệp cần lưu ý một số nguyên tắc sau:
- Hướng chính: tránh hướng xung sát (lộ sung sát, phản cung sát)
- Kỵ bố trí âm dương bất minh trong văn phòng: nghĩa là sáng tối không rõ ràng, không đáp ứng tiêu chuẩn sử dụng.
- Kỵ bước vào cửa văn phòng thấy ngay nhà vệ sinh
Tại sao cần tuân thủ quy chuẩn thiết kế văn phòng?
Nâng cao hiệu suất làm việc cho người lao động
Diện tích văn phòng làm việc thoải mái, rộng rãi; các hoạt động trao đổi diễn ra thuận lợi; nội thất tiện nghi, giảm các nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe khi làm việc lâu dài. Tất cả những ưu điểm này sẽ góp phần làm tăng hiệu suất làm việc cho người lao động.
Mang lại không gian thoải mái, gần gũi
Yếu tố thẩm mỹ và công năng sử dụng song hành với tiêu chuẩn thiết kế. Từ đó tạo nên một môi trường làm việc gần gũi, thân thiện, mang lại không gian làm việc thoải mái, tiện nghi cho nhân viên. Yếu tố về tinh thần này cũng ảnh hưởng rất lớn đến hiệu suất công việc.
Nâng cao giá trị văn hóa doanh nghiệp
Văn phòng đẹp, tích hợp quy chuẩn thiết kế, tính thẩm mỹ và nhận diện thương hiệu. Điều này góp phần nâng cao hình ảnh, giá trị văn hóa của doanh nghiệp trong lòng nhân viên và khách hàng, đối tác.
Có phương án thiết kế chuẩn nhất
Thiết kế 3D cần tính toán rất kỹ diện tích của từng khu vực; kích thước của từng món đồ dùng nội thất. Bản quy chuẩn giúp kiến trúc sư đưa ra phương án thiết kế tối ưu nhất cho khách hàng.
Lên dự toán chi phí phù hợp với ngân sách
Bản thiết kế sơ bộ là căn cứ quan trọng để tiếp tục bóc tách khối lượng vật tư, thiết bị, máy móc. Từ đây, xưởng sản xuất sẽ có căn cứ để thi công, lắp đặt hoàn thiện đúng với bản vẽ 3D thể hiện.
Tiết kiệm diện tích và chi phí
Bộ quy chuẩn thiết kế văn phòng giống như kim chỉ nam để chủ doanh nghiệp tính toán, lựa chọn mặt bằng bàn đầu; để kiến trúc sư làm căn cứ phân chia không gian, đáp ứng nhu cầu sử dụng, đảm bảo đúng mục đích. Tất cả những quyết định đúng đắn này sẽ giúp doanh nghiệp tiết kiệm diện tích và ngân sách đầu tư.
Làm thế nào để thiết kế văn phòng đúng quy chuẩn?
Trước khi tập trung vào thiết kế hoặc cải tạo, bạn cần làm rõ những vấn đề dưới đây:
Xem xét diện tích từng không gian
Bạn cần bao nhiêu không gian cho văn phòng làm việc của mình? Để có câu trả lời chính xác, cần dựa vào nhiều khía cạnh:
Thứ nhất: Bản chất công việc là gì?
- Nếu công việc đòi hỏi người lao động phải dành 100% thời gian ở văn phòng? Các không gian chức năng cần đáp ứng đủ nhu cầu sử dụng. Bao gồm: quầy lễ tân, khu làm việc cho lãnh đạo, khu làm việc cho nhân viên, phòng họp, phòng nghỉ ngơi, nhà vệ sinh…
- Còn nếu nhân viên không thường xuyên đến văn phòng, các khu vực chức năng có thể sẽ thu hẹp diện tích.
Ngoài ra còn một số khu vực khác cũng ảnh hưởng đến diện tích văn phòng. Đó là: khu pantry, khu nghỉ ngơi, không gian hoạt động teamwork, phòng tập thể dục, phòng giải trí…
Thứ hai: Bạn muốn bố trí văn phòng theo phong cách nào? tính thẩm mỹ ra sao?
Văn phòng không gian mở sáng tạo hay tối giản? Văn phòng xanh hay kiểu văn phòng truyền thống với từng ô ngăn cách, vách ngăn? Bổ sung thêm bất cứ chi tiết nào cũng ảnh hưởng đến diện tích sử dụng của văn phòng.
Hãy luôn nhớ, văn phòng thiết kế ấn tượng, phù hợp sẽ ảnh hưởng tích cực tới sự hài lòng, năng suất và khả năng giữ chân nhân tài. Đồng thời cũng khuyến khích sự hợp tác, sáng tạo mang lại lợi ích cho doanh nghiệp.
Khi lập kế hoạch thiết kế văn phòng theo quy chuẩn, hãy cố gắng tạo nên một nơi mà nhân viên muốn làm việc, thay vì phải làm việc. Không gian văn phòng cũng phải có khả năng đáp ứng các thay đổi về quy trình làm việc hoặc mục đích sử dụng chung.
Thứ ba: Số lượng nhân viên văn phòng đáp ứng nhu cầu công việc là bao nhiêu?
Bạn là startup hay doanh nghiệp lớn? Số lượng nhân viên hiện tại của bạn là bao nhiêu? Bạn dự kiến mở rộng quy mô này lên con số bao nhiêu trong vòng vài năm tới? Tất cả các yếu tố này cần được tính đến khi thiết kế diện tích của từng không gian trong văn phòng.
Các đồ dùng nội thất cần có
Nội thất văn phòng tiêu chuẩn bao gồm:
- Ghế ngồi nhân viên
- Bàn làm việc nhân viên
- Tủ đựng tài liệu
- Tủ để đồ dùng cá nhân
- Bàn làm việc giám đốc
- Tủ kệ tài liệu trong phòng giám đốc
- Bàn ghế phòng họp
- Máy in, máy chiếu, máy tính, loa đài
- Quầy lễ tân
Hãy tính toán xem bạn muốn thiết kế với số lượng bao nhiêu? Kích thước cụ thể như thế nào? Từ số lượng trên, Kiến trúc sư sẽ lên phương án bố trí đảm bảo tính khóa học, tối ưu diện tích.
Tiêu chuẩn an toàn tương ứng với diện tích
Hậu Covid – 19, điều quan trọng khi thiết kế văn phòng làm việc là yếu tố sức khỏe, sự an toàn và thoải mái của nhân viên. Xem xét ưu tiên yếu tố ánh sáng tự nhiên, thông gió tự nhiên, giám sát chất lượng không khí trong văn phòng.
Kết luận
Trên đây là các quy chuẩn trong thiết kế văn phòng làm việc. Tất tả những thông số đều đã được nghiên cứu, tính toán dựa trên sự khảo sát thực tế và nhu cầu của người lao động. Vì vậy, nó là thước đo quan trọng khi doanh nghiệp có ý định làm mới hoặc cải tạo văn phòng.
Với nhiều năm kinh nghiệm chuyên sâu trong lĩnh vực thiết kế văn phòng, Nội thất Tây Hồ tự tin mang đến những ý tưởng phù hợp, sáng tạo, đúng tiêu chuẩn cho khách hàng. Liên hệ KTS để được hỗ trợ: 0703.444.655