Melamine khác laminate như thế nào? Cách nhận biết gỗ laminate và gỗ melamine 

Melamine và laminate đều là vật liệu phổ biến được sử dụng để sản xuất nội thất, tủ kệ, giường, bàn làm việc… Melamine là một loại laminate. Nhưng không phải tất cả các laminate đều được làm từ melamine. Vậy melamine khác laminate như thế nào? Sử dụng loại vật liệu nào bền hơn, tốt hơn, an toàn hơn? Tất tần tật thông tin sẽ được Xưởng Nội thất Tây Hồ chia sẻ trong bài viết dưới đây. 

melamin-va-laminate

Melamine và laminate là gì?

Bề mặt phủ melamine là gì?

Bề mặt phủ melamine hay tấm phủ melamine là một loại nhựa cứng được thêm vào giấy trong quá trình ngâm dung dịch sau đó cán mỏng tạo thành lớp phủ. Vật liệu được sản xuất bằng quy trình nhiệt hợp nhất còn được gọi là LFL (trước đây gọi là TFM). 

Melamine còn được gọi là laminate áp lực trực tiếp hoặc laminate áp suất thấp. Áp suất trong quá trình ép giấy ở khoảng 300-500 psi trên bề mặt nền. 

Xem thêm về: Gỗ phủ Melamine là gì?

Bề mặt phủ laminate là gì? 

Bề mặt phủ laminate chủ yếu là giấy kraft ngâm trong nhựa dẻo, ép dưới áp suất rất cao 1400psi theo công nghệ HPL  (High Pressure Laminate). Một tấm phủ laminate sẽ có từ 6 – 8 lớp giấy Kraft. Các tấm giấy được dán với nhau và trên cùng sẽ ép một lớp nhựa melamine. Do đó, laminate còn được gọi là laminate áp suất cao. Ngoài ra, vật liệu còn có tên gọi khác là Formica. 

laminate-va-melamine

Melamine khác laminate như thế nào?

Về quy trình sản xuất

Bề mặt tấm phủ  Quy trình sản xuất 
Melamine  Melamine được sản xuất theo quy trình đơn giản ở áp suất: 290 psi-438 psi và nhiệt độ 335F- 375F.

Quy trình sản xuất tấm melamine như sau:

B1: In hoa văn, màu sắc lên bề mặt lớp giấy trang trí. 

B2: Nhúng giấy trang trí đó vào keo UF (Urea Formaldehyde) sau đó sấy khô. 

B3: Tiếp tục nhúng vào keo MF (Melamine Formaldehyde) rồi sấy khô.

B5: Sấy khô, cắt thành khổ có kích thước tiêu chuẩn hoặc kích thước vượt khổ theo yêu cầu.

Laminate  Laminate được sản xuất trong điều kiện: 000 psi -1500 psi và nhiệt độ 280F- 320F. Vật liệu được làm từ các loại giấy xử lý bằng nhựa hóa học (giấy Kraft). Thành phần chính trong quá trình sản xuất gồm: giấy kraft, nhựa phenolic, giấy in trang trí, nhựa melamine, giấy mờ trong suốt. 

Quy trình sản xuất bề mặt laminate:

B1: Ngâm tẩm: Ngâm giấy Kraft trong nhựa phenolic. Giấy kraft sẽ hấp thụ nhựa và bão hòa với nó làm cho bề mặt giấy cứng hơn, chống trầy xước và mài mòn. 

B2: Làm khô giấy: Sấy khô hoàn toàn giấy kraft đã ngâm tẩm.

B3: Ép ở áp suất cao: Xếp những lớp giấy Kraft trồng lên nhau và ép bằng máy ép thủy lực. Lớp thứ 2 ở trên là giấy trang trí. Và lớp trên cùng sẽ là giấy mờ trong suốt.  

B4: Chà nhám mặt: mặt phía dưới cùng (mặt không trang trí) được chà nhám đồng đều giúp cho bề mặt này bám dính tốt hơn trên các cốt gỗ, vật liệu

Về kích thước, độ dày 

Phân loại  Tấm phủ Melamine  Tấm phủ Laminate 
Kích thước 
  • Kích thước tiêu chuẩn: 

1.220 x 2.440 mm

  • Kích thước vượt khổ: 

1.830 x 2.440 mm

1.220×2.745 mm

  • Kích thước tiêu chuẩn: 

1.220 x 2.440 mm

  • Kích thước vượt khổ:

1.525 x 3.660 mm

1.832 x 4.300mm

1.525 x 3.050mm

Độ dày  Bề mặt tấm phủ mỏng hơn. Độ dày từ 0.4 – 1zem (1zem= 0,1mm). Sau khi phủ lên cốt gỗ công nghiệp MFC, MDF, HDF, độ dày của tấm gỗ melamine khoảng từ 9 – 25mm.  Bề mặt tấm phủ dày dặn hơn. 

Độ dày từ 0,5mm – 1mm.

Loại bề mặt uốn cong có độ dày 0,5mm. 

Laminate Kingdom của An Cường có độ dày từ 0,6mm – 1,3mm

Laminate Minh Long có độ dày 0.5; 0.7 và 0.92 mm. Dòng high gloss (HG) dày 0,92mm

Về cấu tạo 

Bề mặt  Các lớp cấu tạo 
Melamine   Melamine là một loại laminate. Vật liệu phủ được cấu tạo gồm 2 lớp: 

  • Lớp giấy nền: Được cấu thành từ bột gỗ, titan và một số chất khác. Lớp giấy nền có tác dụng tăng độ bền cho bề mặt tấm phủ melamine.
  • Lớp keo melamine: Lớp keo bảo vệ tấm ván gỗ công nghiệp, tăng khả năng chịu lực, chống mài mòn, chống xước. 
Laminate  Laminate được cấu tạo gồm 3 lớp:

  • Lớp overlay: Lớp màng phủ bên ngoài được bao phủ bởi lớp keo melamine trong suốt. Nó có tính chất cứng, chống xước, chống mài mòn tốt, dễ dàng lau chùi vệ sinh. 
  • Lớp Decorative paper: Lớp phim tạo màu kỹ thuật. Là lớp tạo màu, hoa văn, vân gỗ… Dưới mức nhiệt ép 220 độ C, lớp overlay nóng chảy sẽ bám chặt vào lớp phim tạo màu kỹ thuật. Do đó, bề mặt laminate rất bền màu, cho màu sắc, đường vân chân thật. 
  • Lớp Kraft Papers: Các lớp giấy nền liên kết chặt chẽ với nhau nhờ keo melamine khi ép ở áp suất cao 1400psi. 

cau-tao-melamineCấu tạo của bề mặt Melamine

cau-tao-laminate

Cấu tạo của bề mặt Laminate

Về màu sắc

Bề mặt  Màu sắc, đường vân 
Melamine 
  • Màu sắc rất đa dạng, bao gồm cả dạng đơn sắc và hoa văn, vân gỗ, giả đá, giả bê tông 
  • Mô phỏng chân thật đường vân của gỗ óc chó, gỗ sồi, gỗ anh đào, gỗ tần bì…
  • Riêng An Cường có hơn 300 mã màu Melamine. 
  • Gỗ Minh Long có hơn 500+ màu khác nhau. 
Laminate 
  • Màu sắc cực kỳ đa dạng, khách hàng có nhiều sự lựa chọn. 
  • BST An Cường: 800 màu laminate Kingdom; 40 mẫu laminate IMO (International Maritime Organization) và các mã màu thuộc nhóm Formica laminate phân phối độc quyền tại Việt Nam. 
  • BST gỗ Minh long: Với hơn 200 màu khác nhau trong bộ sưu tập Catania Laminate
  • Ngoài màu đơn sắc, vân gỗ còn có thêm các màu vân vải, kim loại, ánh nhũ, print, veneer laminate lạ mắt, độc đáo. 
  • Hiệu ứng film trên bề mặt laminate thể hiện tốt hơn và giống với vân gỗ tự nhiên hơn. Bao gồm cả độ sâu, đổ chân thật của đường vân. 

Tóm lại, xét về màu sắc, laminate đa dạng hơn, màu sắc chân thật và thẩm mỹ hơn so với melamine. 

laminate-kim-loai

Laminate có thêm các mẫu vân kim loại, ánh nhũ

Về ưu – nhược điểm khi thi công sử dụng 

Cả 2 loại bề mặt phủ đều có tính thẩm mỹ cao, ứng dụng đa dạng. Tuy nhiên:

Melamine có lớp keo nhựa dễ dàng dán trực tiếp lên bề mặt cốt gỗ công nghiệp. Tuy nhiên nó sẽ hạn chế tạo dáng uốn cong ở những dự án phức tạp. Khả năng chống mài mòn, trầy xước cũng kém hơn Laminate. 

Laminate không có lớp keo nên thợ sản xuất phải ép nhiệt với độ nén lớn trực tiếp tấm phủ laminate lên bề mặt cốt gỗ. Song có thể uốn cong bề mặt, phù hợp với những dự án nội thất có độ phức tạp, yêu cầu tính thẩm mỹ cao. Thậm chí laminate còn có dòng post forming cực kỳ dẻo dai. Vật liệu cũng có khả năng chịu nhiệt, chống xước, chống thấm tốt hơn. 

melamin-khac-laminate-nhu-the-nao

So sánh về giá của melamine và laminate

Bề mặt Mức giá 
Melamine 
  • Giá thấp hơn, có hiệu quả về kinh tế 
  • Mức giá chênh lệch giữa các nhóm loại, màu sắc, kích thước, độ dày, khả năng chống ẩm, cốt gỗ bên trong của tấm gỗ công nghiệp phủ melamine. 
  • Giá giao động của ván gỗ melamine cốt MFC: từ 320.000 – 1.060.000 đồng/tấm
  • Giá giao động của ván gỗ melamine cốt MDF, HDF: từ 175.000 – 1.315.000 đồng/ tấm.
Laminate 
  • Giá cao hơn Melamine 
  • Có sự khác nhau giữa các loại laminate đơn sắc, vân vải, vân gỗ, vân gỗ tự nhiên đẳng cấp; độ dày, kích thước của các tấm ván.
  • Giao động của ván gỗ laminate: từ 610.000 – 1.300.000 đồng/tấm kích thước 1220x2440mm

Như vậy, giá gỗ công nghiệp phủ Melamine rẻ hơn so với phủ Laminate. Thiết kế nội thất văn phòng, bàn ghế làm việc thường ưa chuộng sử dụng gỗ công nghiệp melamine. Còn tủ tivi, kệ đồ, tủ quần áo, bàn ghế gia đình, giường… ưa chuộng sử dụng gỗ công nghiệp laminate hơn. 

Cách nhận biết 2 bề mặt phủ melamine và laminate  

Nhìn chung, melamine và laminate đều có đa dạng màu sắc, từ trơn đến vân gỗ, vân đá, vân vải… Nếu chỉ nhìn bằng mắt thường thì rất khó để phân biệt 2 loại bề mặt phủ này. Người tiêu dùng không có kinh nghiệm lựa chọn thì dễ bị nhầm lẫn. Hoặc bị các xưởng sản xuất kém uy tín sử dụng vật liệu thế để chuộc lợi cá nhân. (Thay thế laminate bằng melamine). 

 Để tránh sự cố đó, Nội thất Tây Hồ mách bạn 3 mẹo phân biệt gỗ phủ melamine và laminate:

  • Thứ nhất: dựa vào độ dày của bề mặt. Trên bề mặt cốt gỗ công nghiệp đã dán tấm phủ, bạn hãy xem kỹ lưỡng ở cạch gõ sẽ thấy điểm nối giữa 2 loại vật liệu. Nếu là tấm melamine thì bề mặt sẽ rất mỏng. Còn nếu laminate thì bề mặt phủ dày dặn hơn. Trường hợp vật liệu đã sản xuất thành đồ dùng nội thất hoàn thiện, bạn hãy xem xét ở những vị trí hở như: chỗ khoan vít, tay cầm… 
  • Thứ hai: Dựa vào catalogue để đối chiếu với mẫu mã, vật liệu thực tế mà đơn vị thi công gửi cho bạn. Các thương hiệu vật liệu uy tín sẽ có mã chứng thực riêng để phân biệt các loại với nhau và với sản phẩm trôi nổi trên thị trường. 
  • Thứ ba: laminate có khả năng chống trầy xước tốt hơn melamine. Bạn có thể yêu cầu xưởng thi công trực tiếp thử 2 loại bề mặt này. 

Ứng dụng của laminate và melamine

Melamine và laminate cái nào tốt hơn? Cả 2 vật liệu đều được đánh giá cao trong ngành sản xuất nội thất. Tuy nhiên, laminate tốt hơn về độ bền, khả năng uốn cong, chống trầy xước và mẫu mã màu sắc. Còn melamine giá thành rẻ hơn. Tùy thuộc vào nhu cầu sử dụng mà bạn lựa chọn vật liệu phù hợp. 

Tấm phủ melamine

Tấm phủ melamine được sử dụng để phủ bề mặt ván dăm MFC, ván sợi MDF và HDF lõi thường/ lõi xanh chống ẩm. Nội thất phủ melamine phù hợp sử dụng cho những khu vực có tác động trung bình. Ví dụ: bàn ghế, tủ đồ, kệ tivi, giường, kệ sách, bàn trà… 

ban-go-cong-nghiep-melamine

Thi công bàn làm việc giám đốc bằng gỗ công nghiệp MDF phủ Melamine

melamin-khac-laminate-nhu-the-nao

Thi công bàn ghế quán cafe sử dụng melamine vân gỗ 

melamin-khac-laminate-nhu-the-nao

Thi công nội thất văn phòng làm việc bằng gỗ công nghiệp MFC và MDF phủ melamine

ban-ghe-khung-thep

Thiết kế phòng họp sử dụng gỗ công nghiệp phủ melamine đơn sắc ấn tượng

melamin-khac-laminate-nhu-the-na

Thiết kế thi công phòng pantry gỗ công nghiệp MDF melamine màu trắng đơn sắc

melamin-khac-laminate-nhu-the-nao

Gỗ công nghiệp MDF phủ melamine trong thiết kế phòng họp công ty

Nội thất văn phòng sử dụng gỗ công nghiệp MDF phủ melamine để tối ưu chi phí setup

Bàn ghế văn phòng làm việc sản xuất từ gỗ công nghiệp MDF phủ melamine giả bê tông

Bàn ghế nhà hàng làm bằng gỗ công nghiệp phủ melamine vân gỗ

Tấm phủ laminate 

Tấm phủ laminate dày dặn, độ chịu lực, chống mài mòn tốt. Bề mặt laminate thường dùng để ép trên cốt gỗ MDF, HDF lõi thường và lõi xanh chống ẩm; hoặc lõi plywood chống nước . Sản phẩm phù hợp cho các bề mặt nội thất ở khu vực giao thông cao trong nhà; trung tâm thương mại, cửa hàng kinh doanh; văn phòng làm việc; khách sạn, nhà hàng, resort… Ngoài ra, nội thất phủ laminate còn được ứng dụng để trang trí tường, sàn của nhà ở, bệnh viện, phòng khám. 

Những ứng dụng cụ thể của gỗ công nghiệp phủ laminate: Tủ bếp, tủ quần áo, giường ngủ, tủ kệ trong phòng ngủ, phòng khách, phòng làm việc tại nhà; sàn gỗ công nghiệp; quầy bar; phòng trưng bày; nội thất văn phòng làm việc, quầy lễ tân, phòng làm việc giám đốc… 

melamin-khac-laminate-nhu-the-nao

Thiết kế nội thất phòng làm việc giám đốc sử dụng gỗ công nghiệp MDF phủ laminate

melamin-khac-laminate-nhu-the-nao

Gỗ công nghiệp phủ laminate trong thiết kế phòng họp

Gỗ công nghiệp MDF laminate vân gỗ trong thi công nội thất phòng làm việc giám đốc

Gỗ công nghiệp HDF phủ laminate màu đơn sắc sử dụng trong thiết kế nội thất phòng ngủ – giường ngủ

melamin-khac-laminate-nhu-the-nao

Tủ bếp sử dụng nội thất HDF phủ laminate đơn sắc đẹp

Gỗ công nghiệp Laminate được sử dụng trong thiết kế bàn ăn biệt thư 

tu-noi-that-phong-ngu-nha-pho-80a

Gỗ công nghiệp phủ laminate màu trắng trong thiết kế tủ, giá sách, bàn học phòng ngủ

Sử dụng gỗ công nghiệp laminate làm tủ đồ, bàn làm việc và sàn gỗ phòng ngủ

melamin-khac-laminate-nhu-the-nao

Cửa gỗ công nghiệp laminate, bàn ghế, tủ bếp, tủ rượu, kệ giày 

Thiết kế tủ sách, bàn học bằng gỗ công nghiệp MDF phủ laminate trong phòng ngủ trẻ con

melamin-khac-laminate-nhu-the-nao

Sử dụng gỗ công nghiệp laminate vân gỗ thiết kế tủ đồ chung cư

Tóm lại Melamine khác laminate như thế nào?

  • Melamine rẻ hơn laminate vì bề mặt tấm phủ này được sản xuất theo phương pháp đơn giản, ít tốn kém chi phí hơn. 
  • Melamine được ép với áp suất từ 300 – 500 psi. Còn laminate được sản xuất với áp suất rất cao 1400psi. 
  • Laminate bền hơn melamine. Đồng thời khả năng chịu nhiệt, tác động của lực và hóa chất tốt hơn. 
  • Melamine mỏng hơn, màu sắc, đường vân ít hơn so với laminate. Đường vân gỗ trên bề mặt laminate chân thật, bắt mắt hơn, phù hợp sản xuất nội thất giả gỗ tự nhiên hiện đại, tinh xảo, tính thẩm mỹ cao. 

Trên đây là chia sẻ về sự khác nhau giữa melamine và laminate. Hi vọng những chia sẻ trên đây của Xưởng Nội thất Tây Hồ sẽ giúp quý khách hàng lựa chọn vật liệu phù hợp cho mục đích sử dụng của mình. 

Nhận tư vấn ngay