Gỗ công nghiệp có mấy loại? Gỗ công nghiệp nào tốt nhất hiện nay?

Gỗ công nghiệp có mấy loại? Gỗ công nghiệp đang rất phổ biến trong ngành vật liệu xây dựng, được người tiêu dùng ưa chuộng. Từ thương hiệu cho đến màu sắc, phân loại sản phẩm đều vô cùng đa dạng, nhiều sự lựa chọn. Nhưng cũng chính vì thế mà không ít người người tỏ ra khá bối rối khi có ý định dùng gỗ công nghiệp để hoàn thiện nội thất theo nhu cầu sử dụng. Chưa kể còn một lượng lớn hàng giả, hàng nhái tràn lan trên thị trường.

Vậy cụ thể hiện nay gỗ công nghiệp chính hãng có mấy loại? Ưu nhược điểm của mỗi loại ra sao? Tất tần tật thông tin sẽ được Nội thất Tây Hồ chia sẻ trong bài viết này. 

go-cong-nghiep-co-may-loai

Gỗ công nghiệp là gì?

Gỗ công nghiệp tên Tiếng Anh là Wood – Based Panel. Đây là vật liệu được sản xuất từ các loại ván dăm, gỗ thừa, gỗ vụn, ngọn cành cây của gỗ tự nhiên. Sau đó kết hợp với các thành phần phụ gia khác tạo thành khổ ván công nghiệp có kích thước lớn, độ dày khác nhau tùy từng loại. 

Gỗ công nghiệp ra đời và phát triển do sự biến động của tài nguyên gỗ và nhu cầu của xã hội. Hiện nay, vật liệu được sử dụng phổ biến trong ngành sản xuất nội thất, trang trí nội ngoại thất. Sở dĩ gỗ công nghiệp được ưu tiên lựa chọn bởi tính thẩm mỹ cao, mẫu mã đa dạng trong khi giá thành rẻ hơn gỗ tự nhiên. 

Kích thước khổ gỗ công nghiệp tiêu chuẩn, vượt khổ chi tiết nhất

Gỗ công nghiệp có mấy loại?

Gỗ công nghiệp chính hãng được phân loại theo 2 tiêu chí: Cốt ván và bề mặt phủ. Cụ thể:

Cốt gỗ công nghiệp có 4 loại: 

  • Cốt MFC – ván dăm 
  • Cốt MDF – ván sợi gỗ ép mật độ trung bình 
  • Cốt HDF – ván sợi gỗ ép mật độ cao 
  • Gỗ Plywood – gỗ dán hoặc ván dán 

Bề mặt phủ gỗ công nghiệp có 6 loại:

  • Bề mặt Melamine 
  • Bề mặt Laminate
  • Bề mặt Acrylic 
  • Bề mặt Veneer
  • Bề mặt Vinyl
  • Bề mặt sơn bệt

cac-loai-go-cong-nghiep

Gỗ công nghiệp MFC là gì?

MFC viết tắt của Melamine Faced Chipboard (hoặc Particle board, Chipboard – ván dăm). Gỗ công nghiệp MFC hay còn gọi là ván dăm, gỗ dăm, ván Okal. Loại ván gỗ công nghiệp này được sản xuất từ các dăm gỗ vụn hoặc vỏ gỗ, phụ liệu từ quá trình sản xuất gỗ, vỏ thực vật có chứa lignin và cellulose như rơm, rạ, bã mía, thân cây bông… Nguyên liệu liên kết với nhau qua keo dính, phụ gia. Sau đó được ép định hình dưới điều kiện nhiệt độ, áp suất cao. 

cot-go-mfc

Cốt MFC có thể phủ các bề mặt trang trí như melamine, HPL. Vật liệu có giá thành hợp lý hơn so với MDF, Plywood. Tuy nhiên, độ bền uốn lại hạn chế. Do kết cấu từ dăm gỗ nên khi gia công, cạnh của ván gỗ dễ bị mẻ. MFC được ứng dụng trong sản xuất nội thất văn phòng, trường học, bệnh viện, vách ngăn văn phòng. 

Gỗ công nghiệp MDF là gì?

MDF tên Tiếng Anh đầy đủ là Medium Density Fiberboard. Gỗ công nghiệp MDF là ván sợi gỗ ép mật độ trung bình. Vật liệu được sản xuất theo phương pháp khô từ sợi/bột gỗ có độ ẩm dưới 20%, kết hợp chất kết dính và các phụ gia theo tiêu chuẩn. MDF có giá thành hợp lý, độ bền cơ lý cao.

Gỗ MDF có độc hại không? Tất tần tật về gỗ MDF 

Gỗ MDF có loại thường và loại chống ẩm lõi xanh cao cấp để đáp ứng nhu cầu sử dụng ở những khu vực có độ ẩm cao hơn. Vật liệu có bề mặt tương đối phẳng và nhẵn, dễ dàng phủ các loại bề mặt Melamine, HPL để sản xuất nội thất. 

cot-go-mdf

MDF có tỉ lệ đồng nhất hơn ván dăm MFC nên khi cắt xẻ khó bị mẻ cạnh. Vật liệu được ứng dụng phổ biến trong sản xuất tủ quần áo, cánh tủ bếp. Ngoài ra còn sản xuất nội thất văn phòng, công sở, bệnh viện, trường học, quầy lễ tân, tủ tài liệu, tủ hồ sơ… 

Gỗ công nghiệp HDF là gì? 

HDF tên Tiếng Anh đầy đủ là High density fiberboard. Gỗ công nghiệp HDF tên là ván sợi gỗ ép mật độ cao có thành phần chính là sợi gỗ/ bột gỗ. Nguyên liệu được lấy từ các loại gỗ mềm và gỗ cứng. Kết hợp chất kết dính và một số phụ liệu, ép dưới nhiệt độ, áp suất cao, tạo thành ván HDF. 

cot-go-hdf

HDF có đặc tính chống ẩm, cách âm tốt, độ bền cơ lý cao. Bề mặt cốt gỗ HDF nhẵn mịn, có thể phủ các loại Melamine, Laminate để sản xuất nội thất gia đình, bàn ghế, giường tủ, kệ tivi hoặc quầy lễ tân, tủ trưng bày. ván HDF cũng được ứng dụng để làm sàn gỗ công nghiệp hoặc tấm ốp cầu thang lên xuống. 

Gỗ Plywood là gì?

Gỗ Plywood có tên tiếng Việt là gỗ dán hoặc ván dán, tên Tiếng Anh là Plywood. Gỗ dán này được sản xuất từ gỗ tự nhiên lạng mỏng 1,5 – 1,7mm. Sau đó được xếp vuông góc theo hướng của vân gỗ và ép vào nhau dưới nhiệt độ, áp suất cao. Giữa mỗi lớp gỗ dán sẽ có chất kết dính để tăng độ bền bỉ cho vật liệu. Số lớp ván dán luôn là số lẻ: 3, 5, 7, 9,… lớp. 

Vật liệu có độ bền cơ lý rất cao, bám vít tốt. Vì vậy được ứng dụng rộng rãi trong xây dựng (làm khuôn đổ bê tông, vật liệu phủ). Plywood cũng có thể uốn cong. Vì thế, trong sản xuất nội thất, vật liệu được sử dụng sản xuất những chi tiết cong mềm mại, ấn tượng. Ngoài ra, Plywood còn ứng dụng trong sản xuất nội thất nhà bếp, nhà vệ sinh.

cot-go-plywood

Tuy nhiên do cấu tạo nhiều lớp xếp chồng lên nhau nên độ phẳng của bề mặt không được đảm bảo 100%. Trong quá trình sử dụng, có thể gặp hiện tượng lõm, nổ ván, không đạt tiêu chuẩn khi gia công bề mặt phủ. Cốt ván plywood cũng cứng nên dễ bị mẻ cạnh.

Bề mặt phủ Melamine là gì? 

Bề mặt melamine hay còn gọi là tấm phủ melamine. Đây là một loại giấy trang trí được sản xuất từ nguyên liệu chính là melamine – một bazơ hợp chất hữu cơ ít tan trong nước (một loại nhựa cứng). Loại melamine được sử dụng để sản xuất là melamine nhiệt luyện hoặc TFM nhiệt hợp nhất. Vật liệu được dùng để dán lên bề mặt cốt gỗ công nghiệp trong thi công nội thất. 

Tấm phủ melamine có cấu tạo gồm 3 lớp: 

  • Lớp màng bảo vệ
  • Lớp flim tạo màu/tạo vân
  • Lớp giấy nền

go-cong-nghiep-co-may-loai

Melamine có tính chất đồng đều, khó phai màu. Do melamine sẽ cứng lại sau khi nung nóng nên bề mặt có khả năng chống trầy xước, chống thấm nước, chịu va đập tốt. 

Gỗ phủ melamine là gì? Melamine có độc hại không? 

Bề mặt melamine trên thị trường đa dạng về xuất xứ và màu sắc, trong khi giá thành hợp lý. Bao gồm cả loại đơn sắc, vân gỗ, giả vân đá… người tiêu dùng có nhiều sự lựa chọn hơn khi thi công nội thất cho không gian của mình. 

Nhược điểm của bề mặt Melamine là cứng nên không thích hợp khi ứng dụng sản xuất các vân rãnh sâu; bề mặt cong; uốn lượn.

Bề mặt phủ Laminate là gì? 

Bề mặt laminate còn có tên gọi là HPL (High-Pressure Laminate). Đây là bề mặt phủ lên gỗ công nghiệp được sản xuất từ giấy, nhựa phenol-formaldehyde và nhựa melamine-formaldehyde dưới nhiệt độ – áp suất cao. Trong đó, bề mặt chính gồm nhiều lớp giấy. Nhựa phenol-formaldehyde dùng cho các lớp lõi. Nhựa melamine-formaldehyde dùng cho lớp bề mặt trên cùng. 

Cấu tạo của một tấm phủ laminate gồm 3 lớp chính:

  • Lớp phủ (Overlay)
  • Lớp giấy trang trí tạo vân/ tạo màu (Decorative paper)
  • Lớp giấy kraft bão hòa (Kraft paper)

laminate

Tương tự như melamine, bề mặt phủ laminate cũng rất đa dạng về màu sắc, độ dày. Khách hàng có hơn 1000+ lựa chọn khác nhau từ các nhà sản xuất. Riêng tại An Cường có 3 loại laminate: Formica laminate; laminate imo; laminate kingdom với nhiều tính năng nổi bật khác nhau. 

Bộ sưu tập mẫu laminate HOT TREND nhất 2022 – 2023

Ngoài ra, sản phẩm còn được phân theo tiêu chuẩn chất lượng:

  • Loại laminate S: Sản phẩm tiêu chuẩn, bề mặt cứng, chống chấy xước.
  • Loại laminate P: Sản phẩm hội tụ đầy đủ của loại tiêu chuẩn. Ngoài ra còn có khả năng uốn cong ở điều kiện nhiệt độ nhất định.
  • Loại laminate F: Hội tụ đầy đủ các đặc điểm của loại S. Nhưng có khả năng chống cháy cao hơn rất nhiều. 

Bề mặt laminate có thể phủ lên cốt ván dăm, MDF, HDF. Ưu điểm của vật liệu là bề mặt đồng đều, dẻo dai, có thể uốn cong và tạo dáng phức tạp hơn so với melamine. Nhưng giá thành vật liệu cũng cao hơn melamine. 

Bề mặt phủ Acrylic là gì?  

Bề mặt Acrylic là bề mặt trang trí được sản xuất bởi sự kết hợp giữa monomer và chất xúc tác tạo ra polymer. Trong ngành gỗ, tấm acrylic ứng dụng để phủ lên cốt gỗ công nghiệp trước khi sản xuất nội thất.

Acrylic có dải màu sắc phòng phú, bao gồm cả màu trơn, màu vân gỗ. Ngoài ra, còn có bề mặt acrylic bóng gương giúp không gian thêm hiện đại, sang trọng, cao cấp. Cũng nhờ độ bóng nên vật liệu dễ lau chùi vệ sinh, khó bám bẩn. 

be-mat-acrylic-an-cuong 

Tấm phủ bề mặt có khả năng chống tia UV, không bị phai màu dù phơi nắng trực tiếp. Đây cũng là một vật liệu xanh, thân thiện với môi trường.

Nhược điểm của tấm phủ acrylic là khi phủ lên cốt ván yêu cầu kỹ thuật thi công cao, giá thành đắt đỏ. Acrylic bóng mịn nên thường phù hợp ứng dụng cho những không gian nội thất hiện đại, sang trọng hoặc trung tính, tối giản. Sản phẩm không phù hợp cho phong cách indochine, vintage hay retro. 

Bề mặt Vinyl là gì? 

Bề mặt trang trí Vinyl là tấm vật liệu phủ bề mặt sản xuất từ nguyên liệu chính là nhựa kỹ thuật PVC (Polyvinyl Clorua). Vật liệu này được dùng để dán phủ lên cốt gỗ công nghiệp trong quá trình sản xuất nội thất. Ứng dụng nhiều trong các nhà hàng, quán bar, tiệm cafe… 

Đón đầu xu hướng thời trang nội thất, nhà sản xuất Gỗ Minh Long đã cho ra thị trường sản phẩm VFB – Vinyl Faced Board là tấm vật liệu phủ bề mặt PVC. Vật liệu có cấu tạo dạng cuộn, gia công theo phương pháp ép nguội.

be-mat-vinyl-go-cong-nghiep 

VFB của Minh Long có nguồn gốc từ nhựa nguyên sinh, thân thiện với môi trường và an toàn cho người sử dụng. Bề mặt có độ bền cao, kháng ẩm tốt hơn so với các bề mặt làm từ giấy. Đặc biệt, VFB có in vân gỗ, vân sân hoặc láng mịn – mẫu mã tương đối đa dạng. Tuy nhiên so với các bề mặt khác, VFB có giá thành đắt hơn. 

Bề mặt phủ Veneer là gì?

Bề mặt phủ veneer các tấm gỗ được lạng (xẻ) mỏng từ gỗ tự nhiên. Độ dày của mỗi tấm từ 0,1 – 0,3mm. Do đó, veneer còn có tên gọi khác là ván lạng.

Veneer được sử dụng để phủ lên cốt gỗ công nghiệp MDF, HDF. So với các loại bề mặt khác, veneer mang màu sắc, đường vân của gỗ tự nhiên. Mang lại sự sang trọng, cao cấp và giống nội thất gỗ tự nhiên hơn cho không gian.  

Các loại veneer phổ biến là: 

  • Veneer gỗ sồi
  • Veneer xoan đào
  • Veneer tần bì
  • Veneer óc chó

be-mat-veneer

Sản phẩm hoàn thiện được xử lý chà nhám, keo chống mốc, chống phản ứng với sơn gốc PU, NC, UV. Vì vậy, dù lạng trực tiếp từ gỗ tự nhiên, bề mặt veneer vẫn có độ phẳng tuyệt đối, chất lượng cao. 

Nhược điểm của vật liệu khi phủ lên bề mặt gỗ công nghiệp là khả năng chống nước và chống va đập kém. Do đó, không thích hợp ứng dụng cho những khu vực có độ ẩm cao, tiếp xúc trực tiếp với nước. 

Bề mặt sơn bệt là gì?

Ngoài dán lớp phủ bề mặt, cốt gỗ công nghiệp cũng có thể sơn bệt trực tiếp. Bề mặt sơn bệt gỗ công nghiệp thực chất là sử dụng sơn gỗ chuyên dụng để sơn trực tiếp lên bề mặt cốt gỗ công nghiệp. Ưu điểm của hình thức này là gia chủ có thể lựa chọn màu sơn theo sở thích. Các lớp sơn cũng giúp bề mặt cốt gỗ phẳng, mịn hơn, tăng độ chắc cho sản phẩm. 

Tuy nhiên, do sơn trực tiếp lên bề mặt cốt gỗ công nghiệp nên yêu cầu bề mặt phải được chà nhám phẳng mịn. Loại cốt gỗ thích hợp cho sơn bệt là MDF, MDF lõi xanh và HDF. Quá trình sơn cầu kỳ, nhiều lớp, yêu cầu tay nghề và kỹ thuật cao. 

son-bet-go-cong-nghiep

Gỗ công nghiệp nào tốt nhất hiện nay? 

Trong 4 loại gỗ công nghiệp MFC, MDF, HDF và plywood, HDF là gỗ công nghiệp tốt nhất hiện nay. Độ bền của gỗ HDF cao hơn gấp 2 – 3 lần so với gỗ MDF. Đây là ván sợi gỗ ép mật độ cao có thành phần chính là sợi gỗ/ bột gỗ. Do đó, về độ phẳng mịn, tính thẩm mỹ không thua kém gì so với gỗ tự nhiên.

Song song với chất lượng, cốt gỗ công nghiệp HDF cũng có giá thành cao hơn so với tất cả các loại gỗ công nghiệp trên.

Ưu nhược điểm của gỗ công nghiệp so với gỗ tự nhiên

Gỗ tự nhiên và gỗ công nghiệp đều có những ưu nhược điểm nhất định khi sản xuất nội thất. Dưới đây là bảng so sánh chi tiết để gia chủ tham khảo: 

Ưu điểm của gỗ tự nhiên và gỗ công nghiệp

Gỗ tự nhiên Gỗ công nghiệp
  • Độ bền cao, tuổi thọ trung bình từ 30 – 50 năm tùy từng loại gỗ. 
  • Nội thất gỗ tự nhiên mang vẻ đẹp trường tồn và không bị lỗi thời. 
  • Không dễ thấm hút nước do đa phần vật liệu đã được xử lý kỹ lưỡng. 
  • Dễ tạo hình cầu kỳ hơn. Nhất là sản xuất giường, bàn ghế. 
  • Ít bị biến dạng khi có vật nặng đè lên. 
  • Nội thất gỗ tự nhiên phù hợp với phong cách: cổ điển, tân cổ điển, thuần việt, indochine.
  • Ít bị cong vênh, biến dạng do thời tiết.
  • Khả năng chống mối mọt, chống thấm, chống ẩm tốt. 
  • Màu sắc, mẫu mã, độ dày đa dạng. Có thể sản xuất đồ dùng nội thất đa dạng. 
  • Khổ gỗ kích thước lớn, ứng dụng cao.
  • Giá cả phải chăng. Vật liệu luôn có sẵn với khối lượng lớn. 
  • Thi công sản xuất nhanh chóng.  
  • Là vật liệu thân thiện, giải quyết vấn đề nhu cầu sử dụng và khai thác rừng trái phép. 
  • Nội thất gỗ công nghiệp phù hợp với phong cách: hiện đại trẻ trung, tối giản. 

Nhược điểm của gỗ tự nhiên và gỗ công nghiệp

Gỗ tự nhiên Gỗ công nghiệp
  • Giá thành đắt đỏ bởi nguồn cung hạn chế. 
  • Thời gian sản xuất lâu.
  • Nếu sản phẩm không được xử lý kỹ lưỡng, dễ bị cong vênh. 
  • Có thể bị cong vênh, co ngót sau thời gian sử dụng. 
  • Gỗ tự nhiên kém chất lượng dễ bị mối mọt, nấm mốc, nồm ẩm. 
  • Độ bền thấp hơn so với gỗ tự nhiên. Chỉ từ 7 – 20 năm tùy từng loại.
  • Dễ thấm hút nước hơn khi lớp phủ bề mặt bị bong tróc. Làm xuống cấp đồ dùng nội thất. 
  • Dễ biến dạng nếu có vật nặng đè lên. 
  • Quá trình vận chuyển khó khăn, dễ bị hỏng hơn gỗ tự nhiên. 
  • Gỗ công nghiệp kém chất lượng có phát thải  Formaldehyde độc hại.

Gỗ công nghiệp có bền không? 

Từ những phân tích trên cho thấy, gỗ công nghiệp tương đối bền bỉ. Tuổi thọ trung bình từ 7 – 20 năm tùy vào từng loại. Trong đó, ván dăm có độ bền thấp nhất. Ván MDF lõi xanh và HDF có tuổi thọ cao, hạn chế nứt vỡ khi gia công sản xuất và sử dụng. Vật liệu ít bị cong vênh, biến dạng do thời tiết. Lớp phủ bề mặt được xử lý kỹ lưỡng, màu sắc đa dạng, ít phai màu theo thời gian. 

go-cong-nghiep-co-ben-khong

Gỗ công nghiệp dùng để làm gì? Ứng dụng 

Gỗ công nghiệp phủ bề mặt được ứng dụng trong sản xuất nội thất. Sản phẩm có giá cả phải chăng, giải quyết được bài toán về chi phí cũng như bảo vệ môi trường. Vật liệu phù hợp với hầu hết các công trình xây dựng như: biệt thự; chung cư; nhà phố; văn phòng; trung tâm thương mại; shop; showroom; bệnh viện; trường học; nhà hàng… 

  • Nội thất gia đình: giường, tủ, bàn, ghế, kệ sách, tủ bếp, tủ trưng bày… 
  • Văn phòng, trường học, bệnh viện, khu vực công cộng: bàn, ghế, tủ tài liệu, quầy lễ tân, tủ trưng bày sản phẩm… 

Đặc biệt, nhiều khách sạn 6* còn ưu tiên sử dụng gỗ công nghiệp phủ veneer để bảo vệ môi trường. 

Một số loại ván gỗ công nghiệp được dùng để làm vách ngăn văn phòng, trần nhà, cửa ra vào, lát cầu thang, sàn nhà… 

go-cong-nghiep-co-may-loai

Gỗ công nghiệp sản xuất nội thất căn hộ chung cư

thi-cong-tu-bep

Gỗ công nghiệp sử dụng thi công tủ bếp

go-cong-nghiep-co-may-loai

Giường ngủ 2 tầng trẻ em từ gỗ công nghiệp HDF

quay-le-tan-go-cong-nghiep

Quầy lễ tân từ gỗ công nghiệp

uu-tien-anh-sang-tu-nhien-cho-phong-hop

Gỗ công nghiệp ứng dụng trong sản xuất nội thất văn phòng

Tóm lại

Gỗ công nghiệp có mấy loại? Cốt gỗ công nghiệp có 4 loại phổ biến đến từ các nhà sản xuất như: An Cường, Minh Long, Thái Lan, Malaysia, Trung Quốc… Hiện nay, Xưởng Nội thất Tây Hồ cũng ưu tiên sử dụng gỗ của An Cường và Thái Lan để gia công nội thất theo yêu cầu của quý khách hàng. Vật liệu được đánh giá tốt về chất lượng, độ bền và đặc biệt là kiểm soát nghiêm ngặt về lượng phát thải Formaldehyde.

Hi vọng những thông tin cung cấp trên đây sẽ giúp chủ đầu tư có cái nhìn tổng quan nhất về các loại gỗ công nghiệp, ưu nhược điểm. Từ đó lựa chọn vật liệu phù hợp với nhu cầu sử dụng. 

Nhận tư vấn ngay