MỤC LỤC
- 1 Những thông tin cơ bản về thừa phát lại và văn phòng thừa phát lại
- 2 Điều kiện thành lập văn phòng thừa phát lại
- 3 Quy định về thành lập văn phòng thừa phát lại
- 4 Thủ tục xin phép thành lập văn phòng thừa phát lại
- 5 01: MẪU ĐƠN ĐỀ NGHỊ THÀNH LẬP VĂN PHÒNG THỪA PHÁT LẠI
- 6 Mẫu thiết kế nội thất văn phòng thừa phát lại
Thừa phát lại là một trong những ngành nghề kinh doanh có điều kiện về lĩnh vực tư pháp. Cùng với sự phát triển của ngành, việc thành lập các văn phòng cũng trở nên phổ biến. Vậy, điều kiện thành lập văn phòng thừa phát lại gồm những gì? Thủ tục thành lập văn phòng thừa phát lại ra sao? Hãy cùng Nội thất Tây Hồ tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Những thông tin cơ bản về thừa phát lại và văn phòng thừa phát lại
Trước khi tìm hiểu về những điều kiện, thủ tục xây dựng văn phòng thừa phát lại, bạn nên nắm vững những thông tin cơ bản liên quan.
Thừa phát lại là gì?
Thừa phát lại là thuật ngữ dùng để chỉ những người thực hiện các công việc như thi hành án dân sự, lập vi bằng hay tống đạt giấy tờ. Đây là bộ phận do Nhà nước bổ nhiệm. Họ góp phần tạo ra môi trường cạnh tranh lành mạnh trong quá trình thi hành án dân sự. Những thừa phát lại cũng có tác dụng thúc đẩy các cơ quan thi hành án dân sự của Nhà nước có những bước chuyển mình và đổi mới. Từ đó, việc phục vụ nhân dân được tiến hành tốt hơn và khoa học hơn.

Văn phòng thừa phát lại làm nhiệm vụ gì?
Văn phòng thừa phát lại được hiểu là các tổ chức hành nghề của thừa phát lại. Văn phòng có thể được thành lập do 01 hoặc 02 thừa phát lại.
Đây là nơi được thành lập để thực hiện các công việc được giao theo quy định của các Nghị định hoặc pháp luật có liên quan. Một văn phòng thừa phát lại thường gồm có: trưởng văn phòng, thư ký, nhân viên kế toán cùng nhiều nhân viên hành chính khác.
Văn phòng thừa phát lại đầu tiên của nước ta được thành lập năm 2009 tại Sài Gòn. Ngày nay, nhiều văn phòng thừa phát lại đã xuất hiện ở hầu khắp các tỉnh thành trên cả nước. Trong đó, nhiều nhất là ở thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội.
Điều kiện thành lập văn phòng thừa phát lại
Để thành lập văn phòng thừa phát lại, bạn phải đảm bảo có đủ các điều kiện theo quy định liên quan. Đồng thời, phải thực hiện các thủ tục theo đúng luật và đúng trình tự.
Cơ sở pháp lý để thành lập văn phòng thừa phát lại
Căn cứ chủ yếu để đưa ra các điều kiện cũng như thủ tục thành lập văn phòng thừa phát lại là Nghị định số 08/2020/NĐ-CP. Đây là nghị định mới nhất liên quan đến việc tổ chức và hoạt động của thừa phát lại, có hiệu lực chính thức từ ngày 24/2/2020.
Điều kiện nhân sự – điều kiện thành lập văn phòng thừa phát lại quan trọng
Một văn phòng thừa phát lại cơ bản phải có trưởng văn phòng, thư ký và nhân viên kế toán.

Trưởng văn phòng phải có đủ các điều kiện sau:
- Là công dân quốc tịch Việt Nam, không quá 65 tuổi
- Không có tiền án tiền sự, phẩm chất chính trị đạo đức tốt
- Có bằng cử nhân ngành Luật và có kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực này tối thiểu 3 năm
- Bạn cần có giấy chứng nhận đã hoàn thành lớp tập huấn nghề thừa phát lại. Kèm theo đó là giấy chứng nhận vượt qua bài kiểm tra hành nghề theo quy định.
- Không được cùng lúc giữ hai chức vụ/ngành nghề: công chứng viên và luật sư
Văn phòng thừa phát lại phải bổ nhiệm một người làm thư ký nghiệp vụ. Người này phải đảm bảo có đủ các điều kiện như trưởng văn phòng, nhất là trình độ chuyên môn. Ngoài ra, văn phòng còn phải có tối thiểu một nhân viên kế toán và người này cần được lựa chọn sao cho phù hợp với tiêu chuẩn theo quy định của Luật kế toán.
Điều kiện vật chất của văn phòng thừa phát lại
Văn phòng phải đảm bảo có trụ sở với diện tích đủ để hoạt động. Đặc biệt, phải có không gian để lưu trữ tài liệu của khách hàng cũng như phòng tiếp khách. Cùng với đó, đảm bảo có các loại máy móc, thiết bị cơ bản phục vụ nhu cầu làm việc, in ấn,…

Một số điều kiện khác
Ngoài các điều kiện về nhân sự, cơ sở vật chất thì các văn phòng thừa phát lại cũng cần đảm bảo các điều kiện khác như:
- Đăng ký mã số thuế
- Mở tài khoản văn phòng
- Có giấy tờ chứng minh văn phòng đủ điều kiện thành lập và hoạt động
- Cho phép tối đa 2 văn phòng thừa phát lại tại cấp huyện (với các quận, thành phố thuộc tỉnh hoặc thị xã).
Quy định về thành lập văn phòng thừa phát lại
- Về tổ chức: Nếu là 01 Thừa phát lại, sẽ hoạt động dưới loại hình doanh nghiệp tư nhân. Còn do 02 Thừa phát lại trở lên thành lập, sẽ hoạt động theo loại hình Công ty hợp danh.
- Về tên gọi: phải bao gồm cụm từ “văn phòng thừa phát lại” và tên riêng liền ngay sau đó. Tên văn phòng thừa phát lại không được trùng lặp, dễ gây hiểu lầm, vi phạm thuần phong mỹ tục của dân tộc.
- Người đại diện pháp luật: Phải là Thừa phát lại, giữ chức danh trưởng văn phòng.
- Thư ký: Phải có thư kí nghiệp vụ trình độ từ trung cấp luật trở lên.
- Yêu cầu: Văn phòng thừa phát lại phải có trụ sở, con dấu, tài khoản riêng. Con dấu của văn phòng không có hình quốc huy và chỉ được sử dụng khi đã được cấp Giấy phép đăng ký hoạt động.
- Văn phòng đại diện, chi nhánh: Văn phòng Thừa phát lại không được phép mở văn phòng đại diện hoặc chi nhánh ở các địa điểm khác; không được mở địa điểm hay cơ sở giao địch ngoài trụ sở đã đăng ký hoạt động.

Thủ tục xin phép thành lập văn phòng thừa phát lại
Thủ tục để thành lập nhìn chung không quá phức tạp, chủ yếu gồm ba bước cơ bản: nộp hồ sơ, đợi xử lý hồ sơ và đăng ký hoạt động (nếu được cho phép).
Hoàn thiện và nộp hồ sơ thành lập
Để xin thành lập văn phòng thừa phát lại, bạn cần chuẩn bị hồ sơ đầy đủ các loại giấy tờ sau:
- Đơn đề nghị thành lập văn phòng
- Đề án xây dựng văn phòng thừa phát lại. Lưu ý là trong bản đề án này, cần thể hiện rõ tính tất yếu phải thành lập văn phòng. Đồng thời, nêu rõ về dự kiến tổ chức bộ máy nhân sự. Trong đó, phải có số lượng, chức danh, điều kiện về phẩm chất chính trị và trình độ chuyên môn. Các vấn đề như tên văn phòng, địa điểm trụ sở, điều kiện cơ sở vật chất và những kế hoạch triển khai hoạt động cũng cần được nêu đầy đủ.
- Một số giấy tờ chứng minh đủ điều kiện về trụ sở, địa điểm, công tác tổ chức,… để thành lập văn phòng.
- Bản sao giấy quyết định bổ nhiệm thừa phát lại.
Khi đã chuẩn bị đủ giấy tờ, cần đem nộp hồ sơ lên Sở Tư pháp và chờ xử lý.
Sở Tư pháp xử lý hồ sơ thành lập của thừa phát lại
Sở Tư pháp sẽ nhận hồ sơ và tiến hành xử lý trong vòng 15 ngày. Theo đó, Sở sẽ thực hiện thẩm định và chuyển hồ sơ cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương kiểm tra. Các cơ quan này sẽ trực tiếp xem xét và ra quyết định có cho phép thành lập hay không. Nếu không cho phép thành lập, phải đưa ra thông báo bằng văn bản. Trong đó, phải nêu rõ lý do và nguyên nhân vì sao không đồng ý quyết định thành lập.
Quá trình đăng ký hoạt động sau khi được cho phép

Sau khi nộp và xử lý hồ sơ, bạn phải tiến hành đăng ký hoạt động cho văn phòng mình. Việc đăng ký này cũng cần có những điều kiện nhất định như:
- Bắt buộc mở tài khoản ngân hàng, mở mã số thuế
- Ký xác nhận quỹ 100 triệu đồng cho mỗi lần thừa phát lại (có thể thay thế bằng bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp).
- Giấy tờ chứng minh điều kiện thành lập của văn phòng
Nếu xét thấy đã đủ điều kiện, cần chuẩn bị hồ sơ đăng ký hoạt động gồm:
- Đơn đăng ký hoạt động văn phòng thừa phát lại
- Một số giấy tờ đăng ký hoạt động liên quan
Sau đó, đem hồ sơ nộp cho Sở Tư pháp tại khu vực trụ sở văn phòng. Hồ sơ sẽ được nhận và giải quyết tối đa trong vòng 10 ngày.
Cách thông báo thành lập văn phòng Thừa phát lại
Nếu được phép hoạt động:
- Trong vòng 07 ngày, có thông báo bằng văn bản các thông tin đăng ký hoạt động với Cục Thi hành án dân sự; Tòa án nhan dân cấp dỉnh; Viện kiểm soát nhân dân cấp tỉnh; cơ quan thuế; cơ quan công an; cơ quan thống kê; Bộ tư pháp; UBND nơi đặt trụ sở văn phòng Thừa phát lại.
- Trong vòng 30 ngày, văn phòng phải tiến hành đăng báo liên tiếp 3 số. Nội dung chủ yếu là thông báo về tên gọi, địa điểm của văn phòng; họ tên, số quyết định bổ nhiệm của thừa phát lại tại văn phòng và thời gian được cấp giấy đăng ký hoạt động cũng như ngày bắt đầu hoạt động.
Trên đây là một số những điều kiện thành lập văn phòng thừa phát lại và những thủ tục tiến hành cần thiết. Hy vọng qua bài viết, bạn sẽ biết được các loại giấy tờ cũng như quy trình xin thành lập văn phòng thừa phát lại để áp dụng thực tế.
01: MẪU ĐƠN ĐỀ NGHỊ THÀNH LẬP VĂN PHÒNG THỪA PHÁT LẠI
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
ĐƠN ĐỀ NGHỊ THÀNH LẬP VĂN PHÒNG THỪA PHÁT LẠI
Kính gửi: Uỷ ban nhân dân tỉnh (thành phố)…………….
Chúng tôi gồm các Thừa phát lại có tên trong danh sách sau đây:
STT | Họ và tên | Năm sinh | Quyết định bổ nhiệm Thừa phát lại (số, ngày, tháng, năm) | Ghi chú |
Đề nghị thành lập Văn phòng Thừa phát lại với các nội dung sau đây:
- Tên đầy đủ của Văn phòng Thừa phát lại (ghi bằng chữ in hoa):……………………………
……………………………………………………………………………………………………………………….
- Địa chỉ trụ sở: ……………………………………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………………………………………………….
Điện thoại:……………………………… Fax:……………………………….. Email:……………………..
Website (nếu có):………………………………………………………………………………………………
- Trưởng Văn phòng Thừa phát lại :
Họ và tên:………………………………………………… Nam, nữ:………………………………………..
Sinh ngày……../…………/……………………………………………………………………………………..
Chứng minh nhân dân số:……………………………. Ngày cấp:……../………/……………………
Nơi cấp:…………………………………………………………………………………………………………..
Nơi đăng ký hộ khẩu thường trú:………………………………………………………………………..
………………………………………………………………………………………………………………………
Chỗ ở hiện nay:……………………………………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………………………………………………..
Quyết định bổ nhiệm Thừa phát lại số:………….. của Bộ Tư pháp ngày …………………..
Chúng tôi xin cam đoan nghiêm chỉnh tuân thủ pháp luật và thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ theo quy định của pháp luật.
…., ngày…….tháng……năm……
Các Thừa phát lại thành viên (ký và ghi rõ họ tên) |
Mẫu thiết kế nội thất văn phòng thừa phát lại
Không gian văn phòng đón tiếp khách hàng là bộ mặt của văn phòng, nâng tầm thương hiệu. Đồng thời cũng thể hiện sự tôn trọng của đơn vị kinh doanh với khách hàng của mình. Dưới đây, nội thất Tây Hồ gợi ý một số mẫu thiết kế văn phòng thừa phát lại. Nếu đang có ý định mở văn phòng, các đơn vị có thể tham khảo: