MỤC LỤC
Điều kiện thành lập văn phòng luật sư gồm những gì? Thủ tục thành lập ra sao? Cần lưu ý gì khi mở văn phòng luật sư? Các thông tin chi tiết sẽ được tổng hợp tại bài viết này.
Nên thành lập văn phòng luật sư hay công ty luật?
Để trả lời câu hỏi này, trước tiên chúng ta sẽ đi phân tích điểm giống và khác về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và hình thức tổ chức của cả văn phòng và công ty.
Công ty luật là gì?
Công ty luật hoạt động theo hình thức công ty hợp danh hoặc công ty TNHH. Công ty có thể được thành lập từ 1 hoặc ít nhất 2 luật sư trở lên.
Văn phòng luật sư là gì?
Văn phòng luật sư là tổ chức hành nghề Luật theo hình thức doanh nghiệp tư nhân và không có thành viên góp vốn. Văn phòng được thành lập bởi 1 luật sư đồng thời là người đại diện pháp luật.
Điểm giống nhau giữa công ty và văn phòng luật
- Đều là hình thức tổ chức được phép hành nghề luật, có các quyền như nhau trong công việc luật sư. Đó là dịch vụ pháp lý, hợp tác và làm việc với các tổ chức hành nghề luật ở nước ngoài, thành lập chi nhánh, nhận thù lao của khách hàng… (Theo Khoản 1 Điều 32 Luật Luật sư 2006).
- Luật sư tham gia thành lập hoặc trực tiếp thành lập công ty, văn phòng phải có ít nhất 2 năm kinh nghiệm hành nghề theo hợp đồng lao động. (Theo Khoản 15 Điều 1 Luật Luật sư sửa đổi bổ sung năm 2012).
- Cả công ty và văn phòng luật sư đều phải có trụ sở làm việc
Điểm khác nhau giữa công ty và văn phòng luật
Cơ cấu tổ chức:
- Văn phòng luật sư: Do 1 cá nhân thành lập và hoạt động theo hình thức doanh nghiệp tư nhân. Người đứng đầu là Trưởng văn phòng luật. Có 2 con dấu và tài khoản theo quy định của Pháp luật. (Điều 33 Luật Luật sư 2006)
- Công ty luật sư: Được hoạt động theo 1 trong 2 hình thức: công ty TNHH và công ty hợp danh. (Điều 34 Luật Luật sư 2006)
Nếu là công ty hợp danh, phải có ít nhất 2 luật sự và không có thành viên góp vốn.
Nếu là công ty TNHH 1 thành viên trở lên thì do 1 luật sư thành lập, làm chủ sở hữu. Công ty TNHH 2 thành viên trở lên phải do ít nhất 2 luật sư thành lập.
Tên gọi:
- Văn phòng luật sư: Do người thành lập tự lựa chọn nhưng phải có cụm từ “văn phòng Luật sư”. (Quy định tại Khoản 2 Điều 33 Luật Luật sư 2006).
- Công ty luật sư: Do các thành viên thỏa thuận và bao gồm cụm từ “công ty luật hợp danh” hoặc “công ty luật trách nhiệm hữu hạn” . (Quy định tại Điều 34, Luật Luật sư 2006).
Về trách nhiệm và nghĩa vụ
- Văn phòng luật sư: được phép mở tài khoản thanh toán. Chủ tài khoản là văn phòng luật sư, không phải người đại diện pháp luận. Người đại diện pháp luật chịu trách nhiệm bằng tài sản cá nhân.
- Công ty luật sư: Chịu trách nhiệm bằng tài sản của công ty.
Tóm lại, cả văn phòng luật và công ty luật đều có chức năng và quyền hạn như nhau. Điểm khác nhau đáng chú ý nhất nằm ở số thành viên tham gia thành lập.
Nếu chỉ 1 luật sư đứng ra thành lập tổ chức hành nghề Luật thì nên thành lập văn phòng luật. Người đứng đầu là Trưởng văn phòng. Nếu có nhiều thành viên, nên thành lập công ty luật theo một trong hai hình thức hoạt động ở trên. Người đứng đầu là Giám Đốc.
Điều kiện thành lập văn phòng luật sư
Phạm vi hoạt động
Văn phòng luật được phép tham gia tố tụng với tư cách là người bào chữa cho bị cáo, bị tan, người bị tạm giữ, nguyên đơn, bị đơn, nghĩa vụ liên quan trong vụ án hình sự.
Được phép tham gia tố tụng với tư cách là người đại diện hoặc người bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho nguyên đơn, bị đơn; hoặc các vụ án tranh chấp về hôn nhân gia đình, dân sự, kinh doanh, thương mại, hành chính, lao động; các yêu cầu dân sự, hôn nhân gia đình, lao động, thương mại…
Được phép thực hiện các hoạt động tư vấn pháp luật
Là cơ quan đại diện ngoài tố tụng cho khách hàng nhằm thực hiện công việc khác có liên quan đến pháp luật.
Thực hiện các dịch vụ pháp lý dựa trên quy định của pháp luật.
Hình thức hoạt động: Doanh nghiệp tư nhân
Chức danh người đứng đầu văn phòng Luật: Với chức danh là Trưởng văn phòng
Yêu cầu về người đứng đầu:
Là công dân Việt Nam, có phẩm chất đạo đức tốt; có bằng cử nhân; trung thành với Hiến pháp và Pháp luật.
Phải là luật sư có ít nhất 2 năm kinh nghiệm hành nghề trong các công ty, cơ quan, tổ chức luật theo hợp đồng lao động.
Người đứng đầu của văn phòng không được phép đồng thời mở một tổ chức hành nghề luật sư khác.
Trụ sở: Có trụ sở đặt ở tỉnh, thành phố trực thuộc có Đoàn Luật sư mà Trưởng văn phòng đại diện là thành viên.
Tên gọi: Được tự do lựa chọn tên nhưng phải có cụm từ “văn phòng luật sư”. Tên gọi không được dễ gây nhầm lẫn, trùng lặp với các tổ chức hành nghề khác. Không dùng ký tự, ký hiệu. Không vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức xã hội.
Vốn điều lệ của văn phòng luật sư:
Trong Luật Luật sư 2006 không quy định vốn điều lệ khi mở văn phòng luật và công ty luật. Do đó, vốn điều lệ sẽ tùy thuộc vào điều kiện kinh doanh của mỗi người.
Lệ phí môn bài của văn phòng luật:
Do không có vốn điều lệ nên lệ phí môn bài sẽ ghi theo trong giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, thường là 1.000.000 đồng/ năm.
Tuy nhiên hiện nay, chi cục Thuế yêu cầu văn phòng và công ty luật nộp lệ phí môn bài 2.000.000 đồng/ năm.
Thủ tục thành lập văn phòng luật sư
Hồ sơ xin cấp phép hoạt động văn phòng luật
- 01 bản giấy đề nghị đăng ký cấp phép hoạt động (theo mẫu giấy đề nghị tại phụ lục TP – LS – 02, Thông tư 02/2015/TT-BTP).
- 01 bản sao chứng thực có thời hạn: chứng chỉ hành nghề, thẻ luật sư của Trưởng văn phòng.
- 01 bản sao chứng thực có thời hạn về trụ sở hành nghề luật của văn phòng
- 01 bản giấy ủy quyền thực hiện thủ tục xin cấp phép hoạt động trong trường hợp người đi nộp hồ sơ không phải Trưởng văn phòng.
- 01 bản dự thảo điều lệ hoạt động của văn phòng luật
Địa điểm nộp hồ sơ
Bộ hồ sơ hoàn thiện được nộp tại Sở Tư pháp nơi đặt trụ sở văn phòng luật.
Thời gian giải quyết
Hồ sơ được giải quyết trong vòng 10 ngày kể từ khi nhận được hồ sơ hợp lệ.
Kết quả nhận được
Nếu hồ sơ hợp lệ, văn phòng luật sẽ nhận được Giấy cấp phép đăng ký hoạt động. Văn phòng luật sẽ bắt đầu được phép hoạt động kể từ ngày cấp phép.
Công bố thành lập văn phòng luật sư
07 ngày sau khi được cấp phép hoạt động, văn phòng luật phải thực hiện khai báo với Đoàn Luật sư mà Trưởng văn phòng là thành viên. Hồ sơ khai báo gồm có:
- 01 văn bản công chứng thông báo văn phòng luật bắt đầu hoạt động
- 01 bản sao công chứng Giấy đăng ký hoạt động
30 ngày sau khi nhận Giấy đăng ký hoạt động, Trưởng văn phòng thực hiện công bố nội dung đăng ký hoạt động. Tiến hành bằng cách đăng thông báo.
Nội dung công bố gồm có:
- Tên, địa chỉ
- Lĩnh vực ngành nghề
- Họ tên địa chỉ, chứng chỉ của Trưởng văn phòng
- Thông tin đăng ký kinh doanh
Trên đây là toàn bộ điều kiện thành lập văn phòng luật sư, các thủ tục cần thực hiện khi thành lập văn phòng. Ngoài thủ tục pháp lý, để mở văn phòng luật, cần chuẩn bị cả về cơ sở vật chất, không gian làm việc.